Bạn đang có kế hoạch xây dựng nhà ở, công trình xây dựng mà không biết xây nhà cần giấy tờ gì, thủ tục cấp phép xây dựng ra sao? Nếu bạn đang gặp những băn khoăn này, hãy cùng Tín Trường Thành tham khảo qua bài viết sau đây để được hướng dẫn xin giấy phép xây dựng cụ thể nhé!
Vì sao cần xin cấp giấy phép xây dựng?
Khi xây dựng nhà ở thì chủ nhà phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng (trừ công trình được miễn) vì những nguyên nhân sau đây:
– Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với công trình xây dựng là nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định trong Luật Xây dựng và đang có hiệu lực thi hành.
– Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi xảy ra những tranh chấp kiện tụng liên quan tới xây dựng công trình.

– Giấy phép xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện một cách thuận lợi các dự án xây dựng nhanh chóng.
– Giấy phép xây dựng giúp cơ quan Nhà nước bảo đảm việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và môi trường.
– Khi chủ nhà không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở mà vẫn cố tình khởi công thì cơ quan chức năng sẽ có quyền xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình đó.
Hồ sơ xin phép xây dựng gồm những gì?
Các công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ khi tiến hành khởi công đều phải có giấy phép xây dựng được cấp bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo Chương V Luật Xây dựng thì hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở gồm có:
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu được Bộ Xây dựng ban hành).
– Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp có công chứng.
– Bản vẽ xin cấp giấy phép xây dựng thể hiện rõ ràng vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình, mặt bằng móng của công trình, sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo cần phải có giấy phép xây dựng).
– Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong vùng quy hoạch đã được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì cần phải có giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng (trong trường hợp này chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm thời theo thời hạn quy hoạch).
– Nộp lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng. Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh.

Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng
Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp 1 hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, nơi sẽ tiến hành xây dựng công trình.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, bạn sẽ được yêu cầu nộp bổ sung thêm giấy tờ. Đối với hồ sơ đã đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ viết biên nhận cho bạn.
Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cũng thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất nắm được lý do. Đồng thời sẽ tiến hành báo cáo lên cấp cao hơn có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và hướng dẫn thực hiện.
Bước 3: Theo hướng dẫn xin giấy phép xây dựng, người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ đúng với thời gian ghi trong biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí xin cấp phép xây dựng theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền. Đối với những trường hợp không đạt điều kiện để cấp giấy phép xây dựng sẽ được thông báo bằng văn bản.
Thời gian xin cấp phép xây dựng nhà ở khoảng 10 – 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều kiện và yêu cầu khi xin giấy phép xây dựng
Ngoài những thông tin về hướng dẫn xin giấy phép xây dựng, bạn cũng cần tìm hiểu về điều kiện và yêu cầu khi xin giấy phép xây dựng như sau:
- Thích hợp với mục đích theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, khi xây dựng phải thích hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Đảm bảo an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa…
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị phải thích hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch cụ thể thì phải thích hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, tuân thủ các quy định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan tới quốc phòng, an ninh.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin tham khảo hữu ích nhất để có sự chuẩn bị tốt cho công đoạn xin phép xây dựng công trình. Cách xin giấy phép xây dựng nhà ở không quá khó, chỉ cần bạn lưu ý những giấy tờ cần thiết. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Tín Trường Thành để được tư vấn và báo giá ngay hôm nay.